Công nghệ sản xuất thủy tinh

Việc sản xuất thủy tinh xây dựng bao gồm các quá trình chính sau : gia công nguyên vật liệu, chuẩn bị phối liệu, nấu thủy tinh, tạo hình sản phẩm và sản phẩm
Gia công bao gồm có đập và nghiên những nguyên liệu ở dạng cục (đôlômít, đá vôi, than), sấy nguyên liệu (cát, đôlômít, đá vôi), sàng các cấu tử qua sàng có đường cho trước.
Chuẩn bị phối liệu là làm đồng đều, cân và trộn phối liệu : phối liệu được coi là có chất lượng nếu sai số không vượt quá ± 1%.
Nấu thủy tinh được tiến hành ở các loại lò đặc biệt hoạt động liên tục hoặc gián đoạn. Để làm tăng độ trong và độ đồng nhất, khối thủy tinh phải được nâng đến 1500
– 1600°c. Tại đây độ nhớt chất chảy lỏng giảm xuống tạo điều kiện tách khí dễ dàng và nhận được khối đồng nhất. Quá trình nấu được kết thúc bằng việc làm nguội đến nhiệt độ để có một độ nhớt thích hợp cho việc gia công sản phẩm.
Tạo hình sản phẩm được tiến hành bằng các phương pháp khác nhau : kéo, rót, cán, ép và thổi.
Việc tạo hình kính tấm dược thực hiện bằng phương pháp kéo đứng hoặc kéo ngang các băng thủy tinh từ dung dịch (hình 5.1), cán hoặc phương pháp băng “bơi” (phương pháp nổi). Phương pháp kéo để chế tạo tấm dày 2,6mm. Băng được kéo từ khối nóng chảy qua các thuyền (thanh chịu nhiệt có rãnh dọc) bằng các con lăn quay của máy hoặc bằng bề mặt tự do của khối thủy tinh (phương pháp không có thuyền).
Phương pháp nổi là phương pháp hoàn hảo nhất, có năng suất cao. Nó cho phép chế tạo được các loại kính có chất lượng bề mặt cao. Đặc biệt của phương pháp này là quá trình tạo thành băng thủy tinh trên bề mặt của thiếc chảy lỏng do khối thủy tinh trào ra. Bề mặt tấm băng thủy tinh do đó mà phẳng, nhẵn và không cần phải đánh bóng tiếp theo.
Ù là công đoạn bắt buộc khi chế tạo sản phẩm, ủ để tránh hiện tượng phát sinh nội ứng suất lớn có thể gây ra sự phá hoại sản phẩm nhằm cố định hình dáng của chúng.
Tôi là công đoạn dùng để chế tạo thủy tinh với cường độ chịu nén cao hơn 4-6 lần và cường độ chịu uốn cao hơn 5-8 lần so với thủy tinh thường, ủ được thực hiện bằng cách đưa thủy tinh đến trạng thái dẻo sau đó làm lạnh sâu bề mặt của nó.
Công đoạn gia công cuối cùng là mài nhẵn, đánh bóng và trang trí.